Món ngon mỗi ngày

Tôm khô với cà pháo trộn

Trộn tôm khô cà pháo rất dễ làm lại dễ ăn, ngon cơm, mà không phải ai cùng biết đâu nhé. Cùng bắt tay vào bếp nào các bạn.

» Cà ri tôm
» Tôm rang muối
» Đậu cô ve xào tôm

NGUYÊN LIỆU

- Cà pháo: 250 gr
- Tôm khô: 100 gr
- Gừng: 30 gr
- Hành tím: 1 thìa cà phê
- Dầu ăn
- Gia vị: Hạt nêm, đường, tương ớt.

Cách làm Tôm khô với cà pháo trộn
Tôm khô với cà pháo trộn
xem thêm »

Bún chả giò chay

Nắng nôi thế này, chẳng biết ăn gì cho vào? Tại sao chúng ta không thử làm Bún chả giò chay ăn chơi nhỉ.

NGUYÊN LIỆU

- Váng đậu: 200 gr
- Đậu xanh bóc vỏ: 100 gr
- Càrốt cắt sợi 100 gr
- Mộc nhĩ: 3 tai lớn
- Bánh tráng: 2 xấp
- Bún tươi 1kg,
- Rau giá
- Lạc rang.

Cách làm Bún chả giò chay ngon
Bún chả giò chay
xem thêm »

Đậu phụ non sốt nấm

Đậu phụ non sốt nấm với những miếng đậu phụ béo béo quyện lẫn với những miếng nấm giòn giòn thanh mát rất thích hợp cho ngày nắng nóng oi bức như thế này. 

NGUYÊN LIỆU

- Đậu hũ: 2 miến
- Nấm bào ngư: 200 gr
(hoặc nấm rơm, nấm sò,  hay bất cứ loại nấm tươi nào các bạn có thể mua được ở chợ)
- Tỏi khô: 3 tép
- Cà rốt: 1 củ
- Bột năng: 1 thìa
- Dầu ăn: 10 ml
- Gia vị: - 2 thìa canh dầu hào, 2 thìa canh xì dầu, 2 thìa cà phê đường, nửa thìa cà phê dầu vừng.

Cách làm Đậu phụ non sốt nấm ngon
Đậu phụ non sốt nấm
xem thêm »

Từ Hy Thái Hậu và những bữa ăn thịnh soạn

Từ Hy Thái hậu nổi tiếng là một vị Thái hậu sang trọng, quý phái trong lịch sử Trung Quốc, tuy nhiên nữ họa sĩ người Mỹ tên là Carr – người đã từng tự tay vẽ tranh cho Thái hậu miêu tả: "Sự tôn nghiêm của bà chỉ đứng sau trời. Thân phận bề tôi như chó ngựa, cố gắng hết sức cung phụng, chỉ sợ không được lòng chủ nhân. Còn Thái hậu có thân phận thiên tử, phúc hữu thiên hạ, có cống vài trăm ngàn vạn lạng vàng không thể làm cho thiên tử quý trọng".

Từ Hy Thái Hậu và những bữa ăn thịnh soạn

Trong lịch sử Trung Quốc, có không ít những câu chuyện truyền kỳ về cuộc sống trong cung của Thái hậu, từ đồ ăn, thức uống đến đi lại đều được nhắc đến với vô vàn những bí mật.

Từ Hy Thái hậu là vị Thái hậu nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc (29/11/1835 – 15/11/1908) là người nắm quyền lực thực tế của triều đình nhà Thanh trong vòng 47 năm, từ 1861 tới tận khi qua đời năm 1908.

Dưới triều nhà Thanh, mọi bữa ăn của Hoàng tộc đều do các phòng thuộc phủ Nội vụ đảm nhận bao gồm: phòng bếp, phòng trà, phòng bánh, phòng rượu, kho thực phẩm và rất nhiều các gian phòng khác. Trong đó, bếp với hơn 370 người hầu cùng hàng chục thái giám là quan trọng nhất.

Việc ăn uống trong cung cũng được quy định hết sức nghiêm ngặt: mỗi bữa ăn của Thái hậu trong 1 ngày bao gồm: thịt thái lát 11 kg, mỡ lợn 2 kg, dê 2 con, gà 5 con, vịt 3 con, rau xanh các loại 8,5 kg, củ cải 3 kg, su hào, rau muối 5 loại, hành 3 kg. Nguyên liệu gồm có rượu Ngọc Tuyền, tương Thanh Tương Cách 1,5 kg, dấm 1 kg; 8 đĩa với hơn 240 loại bánh sử dụng 16 kg bột mỳ, tinh dầu thơm 4 kg, đường trắng làm từ quả óc chó và hắc táo cách 4 kg, mè... và các nguyên liệu quý hiếm khác.

Hoàng hậu, Hoàng Quý phi, các Phi tần, Hoàng tử tùy vào chức vị mà giảm dần số lượng. Trừ những dịp đặc biệt, còn lại mỗi khẩu phần đều được quy định rõ ràng, không được tự ý thêm bớt. Bữa sáng bắt đầu từ 6 giờ và kéo dài đến 7 giờ, bữa trưa bắt đầu từ 12 giờ trưa đến 2 giờ chiều, 6 giờ tối là bữa tối. Vào những khoảng thời gian khác có thể tùy vào yêu cầu để phục vụ.

Bữa ăn của Hoàng tộc được phòng bếp lên thực đơn trước, giao cho Phủ Nội vụ phê duyệt, sau đó phòng bếp mới được bắt tay vào chuẩn bị. Từ Hy Thái hậu sẽ dùng bữa một mình, thức ăn được bày trên bàn hoặc đặt trong các hộp ngọc sau đó được thị vệ chuyển đến nơi bà dùng bữa.

Từ Hy Thái Hậu và những bữa ăn thịnh soạn

Sau khi thức ăn được bày ra, các thái giám sẽ dùng trâm bạc kiểm tra xem thức ăn có chứa độc không và trực tiếp nếm thử, sau đó Hoàng đế mới tiến hành dùng bữa. Trong khi dùng bữa, Từ Hy Thái hậu ngồi ở phía Bắc và quay mặt về phía Nam. Trước mặt bày một chiếc bàn vuông, trên dưới hai tầng bày đầy cao lương mỹ vị, thái giám giới thiệu tên từng món ăn và chỉ gắp vào bát những món vừa ý của Thái hậu.

Từ Hy Thái hậu dùng bữa như những vị Hoàng đế khác. Gian bếp chuẩn bị món ăn cho bà tập trung những đầu bếp giỏi nhất Trung Hoa, nguyên liệu được đưa từ khắp các nơi tuyển chọn về để làm ra những món ăn ngon nhất.

Dưới thời Từ Hy Thái hậu, gian bếp chuẩn bị đồ ăn cho bà có vô vàn những món ăn và các món điểm tâm. Mỗi ngày 2 bữa ăn chính, theo quy định mỗi bữa ăn phải bao gồm 100 món khác nhau, bên cạnh đó còn 2 bữa ăn nhẹ với 40 đến 50 món, ít nhất phải bao gồm 20 đĩa thức ăn.

Tương truyền mỗi lần Thái hậu sử dụng tàu hỏa, sẽ có 4 toa được dành cho phòng bếp, 1 toa chứa 50 cái bếp lò, mỗi bếp phụ trách nấu 2 món ăn, đầu bếp đi theo lên đến 100 người không kể phục vụ. Mỗi bữa ăn có 100 món chính, 100 loại hoa quả và bánh ngọt các loại.

Thái Hậu thường dùng bữa một mình, cũng có lúc hầu nữ thân cận Dụ Đức Linh được giữ lại để cùng dùng bữa với Thái hậu nhưng chỉ được phép đứng ăn. Tuy nhiều thức ăn như vậy nhưng Thái hậu chỉ ăn những món ăn ở gần mình, những thứ khác ăn rất ít, thậm chí không động đũa. Với những món ăn Thái Hậu ưa thích nhưng ở quá xa sẽ có thái giám đến để dâng lại gần, mỗi bữa Thái hậu chỉ ăn từ 3 đến 4 món, những thứ còn lại sẽ được dọn đi sau khi dùng bữa. Còn những đồ ăn dư thừa hoặc đổ đi hoặc đem thưởng cho cung nữ, thái giám, phần lớn đồ ăn đó vẫn còn nguyên vẹn như lúc dâng lên.

Dụ Đức Linh trong "Thanh cung nhị niên ký" viết lại: "Từ Hy am hiểu ẩm thực, sự hiểu biết của bà về ẩm thực đều khiến cho những bậc chuyên gia phải kinh ngạc. Thái Hậu thích ăn vịt hầm, tức là vịt sau khi được rửa sạch, tẩm ướp gia vị, cho vào lọ kín, thêm nước và hầm trong 3 ngày cho đến khi cả thịt và xương mềm, sau đó Thái Hậu chỉ ăn phần da vịt. Thái Hậu cũng thích món vịt quay, lợn sữa quay, gà đen, chân cừu non. Thái Hậu từng nói, khi còn trẻ bà thích ăn nhất bì lợn quay giòn. Khi tuổi đã cao, các món ăn chế biến từ anh đào trở thành niềm yêu thích của vị Thái hậu này".

Vào những ngày lễ như tết Trùng Dương (một ngày lễ của người cao tuổi ở Trung Quốc), phòng bếp chuẩn bị thêm hoa cúc, táo, cháo bát bảo cùng rất nhiều các loại điểm tâm khác dâng lên Thái hậu. Tương truyền vào ngày này, Thái hậu thường đến Di Hòa viên ngắm mây và đến Bài Vân Điện thưởng thức món bánh nướng thịt mà bà yêu thích. Với món ăn này, đầu bếp phải dùng gỗ của cây tùng để nướng.

Những món ăn vặt được Thái hậu yêu thích có "tiểu oa đầu” (một món ăn của Trung Quốc làm từ bột ngô), đậu phụ thối. Trong đó, đậu phụ thối phải là đậu phụ thối Ngọc Trí Hòa được mang về từ "Ngọc Trí Hòa Nam Tương Viên" (một địa danh của Trung Quốc) ngay trong ngày.

Hiện nay, ở Trung Quốc còn lưu truyền lại thực đơn trong ngày mừng thọ Thái hậu với các món gồm: 2 loại lẩu, thịt lợn thái sợi xào rau chân vịt, rau muối đồng quê, hơn 20 món ăn chế biến từ tổ yến, hơn 30 món ăn làm từ thịt vịt... cùng vô vàn những món ăn cầu kỳ và quý hiếm khác.

Về đồ uống, Từ Hy Thái hậu thích các loại trà hoa. Bà đặc biệt thích uống trà và đặc biệt kỹ tính trong việc thưởng trà. Nước dùng đề pha trà phải được lấy về trong ngày từ núi Ngọc Tuyền, các loại hoa dùng để ướp trà như hoa hồng, hoa nhài phải là hoa tươi vừa được hái sau đó được trộn với trà khô, khi pha vừa có hương thơm của hoa quyện trong hương trà. Thái hậu dùng ly bạch ngọc uống trà, trên khay vàng đặt 3 chiếc ly bạch ngọc, ở giữa là trà, hai bên đặt hoa, 2 thái giám dâng khay trà lên bẩm rằng: "Lão phật gia trà đã được rồi!". Sau khi thái giám bẩm vậy, Từ Hy mới bắt đầu thưởng trà.

Mối nguy từ rau sống

Ngay cả những loại rau gia vị được trồng tại nhà cũng có tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật rất cao, đặc biệt tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng lên đến 90%.

Mối nguy ít người biết


Theo Thầy thuốc ưu tú, thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198), rau sống là món ăn tốt cho sức khoẻ, cung cấp cho cơ thể lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. bên cạnh đó, các loại rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng.

Tuy nhiên người ăn rau sống đồng thời phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng viêm nhiễm đường tiêu hoá, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp và mạn tính.

Trong đó, bệnh đường tiêu hóa là bệnh dễ gặp nhất song lại ít được để ý nhất có nguyên nhân từ việc ăn rau sống. Trong các loại rau sống, xà lách, húng chó, mùi... là các loại rau tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh đường ruột nhất.

Mối nguy từ rau sống

Đồng quan điểm, PGS.TS Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế) cũng cảnh báo, kể cả những loại rau tự trồng tại nhà vẫn có thể nhiễm các loại ký sinh trùng như giun kim, giun móc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ, thậm chí rau sống ở một số nơi còn có phẩy khuẩn tả và có thể dẫn đến tiêu chảy.

Người trồng rau thường tưới rau bằng nước tiểu của người, phân tươi, nước từ mương ao, cống rãnh nhiễm bẩn hoặc trồng trong khu vực có nhiều phân chó mèo,… Người bán rau cũng hay dùng nước bẩn, nước cống phun để giữ rau tươi. Trong khi đó, người sử dụng cũng không rửa rau sạch nên nguy cơ nhiễm giun, sán rất lớn.

Về mối nguy khi bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó hay mèo, bác sĩ Đặng Thị Nga, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP HCM cho biết, ở thể nhẹ, người bệnh có thể bị sốt, xanh xao, gầy ốm, ho khò khè kéo dài. Ở thể nặng, còn có nhiều biến chứng, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng.

“Trứng giun đũa chó hay mèo vào ruột non người nở thành ấu trùng, xâm nhập thành ruột, theo đường máu phát tán khắp cơ thể. Khi ấu trùng tấn công não, tim, phổi, mắt sẽ dẫn đến tình trạng co giật, phù não, nhức đầu kéo dài, liệt nửa người, liệt chi dưới, viêm não, màng não và có thể gây giảm thị lực dẫn đến mù mắt nếu không phát hiện kịp thời”, bác sĩ Nga cảnh báo.
rau sống, mang bệnh, nhiễm sán

Khó có thể tiêu diệt hết vi khuẩn


Ông Trần Đáng đưa vấn đề lo ngại rằng hiện các quán ăn, ngay cả nhà hàng có uy tín thường chỉ dùng một chậu nước rửa nhiều lần và nhiều loại loại rau nên rau ăn sống thực chất rất bẩn. Ngay bản thân người dân cũng chưa thực sự biết cách rửa rau sạch.

Nhiều người thường ngâm rau sống trong dung dịch thuốc tím hoặc nước muối loãng song thực tế hai loại này đều không có tác dụng gì với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là hoá chất bảo vệ thực vật.

Mối nguy từ rau sống

Các chuyên gia ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (T HCM) từng tiến hành nghiên cứu trên 8 loại rau thường được dùng ăn sống nhiều nhất (xà lách, xà lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, rau đắng, rau cải cúc, rau má, rau thơm gia vị (húng, tía tô, húng quế...). Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là 92,3-100%. Kể cả sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9-82,6%.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất không nên ăn rau sống, phương pháp ăn chín uống sôi vẫn là cách bảo vệ sức khỏe an toàn nhất. Trong trường hợp muốn ăn, bạn nên chần qua nước sôi.

bên cạnh đó, theo bác sĩ Tường Vi, riêng phụ nữ mang thai, người bị đau dạ dày, viêm đại tràng không nên ăn rau sống.

Những loại trái cây giúp thân hình thon thả

Trái cây là một trong những loại thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo, đặc biệt là cung cấp lượng calo rất thấp đối với cơ thể. Dưới đây là 5 loại trái cây dành cho những ai đang trong tình trạng tăng trọng lượng có nhu cầu giảm béo, giữ dáng đẹp, eo thon.

» Da sáng mịn nhờ trà xanh
» 7 cách làm món trứng tráng ngon lại tốt cho vóc dáng
» Công dụng của củ gừng

Những loại trái cây giúp thân hình thon thả

xem thêm »

Bánh bột lọc

Bánh bột lọc là một trong món bánh đặc sản của người Huế. Bánh có lớp vở trong suốt giòn dai, bên trong là nhân tôm thịt thơm nức, mềm ngọt rất ngon.

» Bánh bao nhân thịt

NGUYÊN LIỆU

- Bột sắn tươi: 200 gr
- Tôm tươi: 200 gr
- Thịt lợn: 200 gr
- Hành lá: 20 gr
- Dầu ăn
- Nước sạch
- Lá chuối để gói
- Gia vị: 8g muối; 45g đường; 5g bột nêm; 2g tiêu; 5ml dầu điều; 30ml nước mắm - 5ml dấm chua

Cách làm Bánh bột lọc ngon
Bánh bột lọc
xem thêm »

Ăn uống khi đi du lịch

Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn không phải bỡ ngỡ về việc ăn như thế nào đối với một số loại thức ăn, đặc sản khi đi du lịch.

Ăn uống khi đi du lịch
Ăn uống khi đi du lịch

Ăn uống khi đi du lịch
Ăn uống khi đi du lịch

Ăn uống khi đi du lịch

Ăn uống khi đi du lịch
Ăn uống khi đi du lịch

Ăn uống khi đi du lịch
Ăn uống khi đi du lịch

Ăn uống khi đi du lịch
Ăn uống khi đi du lịch

Ăn uống khi đi du lịch
Ăn uống khi đi du lịch

Cà ri tôm

Món cà ri tôm ngọt vị sữa, ngầy ngậy cốt dừa, thêm chút cay cay của ớt sẽ rất thích hợp để dùng với bành mì hoặc bún.

» Tôm rang muối
» Đậu cô ve xào tôm

NGUYÊN LIỆU

- Tôm tươi: 300 – 400 gr
- Khoai lang: 300 gr
- Cà rốt: 1 củ
- Hành tây: 1 củ nhỏ
- Sả: 1 cây
- Tỏi: 1 củ
- Bột cà ri: 1 gói
- Nước cốt dừa: 150-200 ml
- Sữa đặc: 50 ml
- Húng quế: vài lá
- Ớt bột: tùy khả năng ăn cay
- Dầu ăn
- Gia vị: hạt nêm, muối

Cách làm món Cà ri tôm ngon
Cà ri tôm
xem thêm »

Ăn cá trê miễn chê về...tình dục !

Không chỉ là một loại thực phẩm được sử dụng hàng ngày, cá trê còn là một vị thuốc quý giúp hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Cá trê là loài cá nước ngọt, được sử dụng phổ biến làm thực phẩm ở khắp các miền đất nước. Theo bác sỹ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cá trê có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt cá trê, có 16,5g protid, 11,9g lipid, 20mg Ca, 21mg P, 1mg sắt, 0,1mg vitamin B1, 0,04mg vitamin B2, 1,4mg vitamin PP và cung cấp 178 calo. Do đó, cá trê rất thích hợp với những người có thể đang suy yếu, người mới ốm dậy nên ăn thịt cá trê om hay hầm.

Theo Viện Dược liệu Việt Nam, cá trê còn là một vị thuốc quý giúp điều trị và hỗ trợ nhiều loại bệnh. Thịt cá trê là bộ phận dùng chủ yếu với tên thuốc là đường sất ngư, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ huyết, giảm đau, tráng dương, chống viêm. Để chữa viêm phế quản, lấy cá trê 1 con, làm thịt, cắt khúc trộn với than quả bồ kết 0,5-1g, rồi sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần/ngày. Có thể kết hợp bài thuốc này với điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc dùng bài thuốc này khi bệnh ở thể nhẹ, hoặc khi xác định viêm phế quản do virus.


Để chữa sa dạ con, lấy một con cá trê, làm thịt, bỏ ruột, giã nhuyễn với lá cỏ xước 30g; sau đó thêm 100ml nước, khuấy đều, gạn lấy nước, bã còn lại tiếp tục thêm 100ml nước và làm như vậy hai lần nữa. Gộp các nước gạn lại, nấu với lá vông nem 50g, rồi ăn cái, uống nước làm một lần/ngày.
cá trê, chuyện ấy, ham muốn

Để chữa suy giảm tình dục, lấy 1-2 con cá trê, làm sạch, bỏ mang, ruột (chú ý phải giữ đầu cá trê lại bởi nó là chủ vị), ngâm 40g đậu đen trong nước từ 4-5 rồi vớt ra để ráo. Sau đó, cho dầu vào chảo đợi nóng mới bỏ cá trê cùng hai miếng gừng, tỏi, tiếp cho đậu đen và một bát nước nấu sôi thì hạ lửa nhỏ hầm trong một giờ cho cá và đậu nhừ, cho gia vị vừa miệng, ngày ăn một lần.

Làm bổ thận, kiện tỳ, dưỡng huyết, điều kinh (do tỳ, thận lưỡng hư biểu hiện huyết hư, kinh ít, có hiện tượng quầng mắt, da mặt xanh sạm, phân lỏng, tiểu đêm): Cá trê con 250g làm sạch, bỏ mang, ruột, cắt khúc, cho vào nồi cùng 150g đậu đen hầm nhừ, nêm gia vị, ăn nóng.

Lạc rang muối

Lạc rang muối mặn mặn, bùi bùi, dùng chung với cơm nguội hoặc dùng cho người ăn kiêng, có nhu cầu giảm cân rất tốt.

NGUYÊN LIỆU

- Lạc: 200 gr
- Bột canh: 1 thìa
- Dầu ăn: 1 thìa
Cách làm Lạc rang muối ngon
Lạc rang muối
xem thêm »

7 cách làm món trứng tráng ngon lại tốt cho vóc dáng

Trứng tráng là món ăn thực hiện rất nhanh lại ngon miệng, thích hợp để khởi đầu ngày mới một cách cân bằng hoặc làm bữa phụ đủ chất. bên cạnh đó bạn cũng có thể ăn trứng tráng cho bữa tối hoặc bữa trưa để có vóc dáng thon đẹp hơn.

» Da sáng mịn nhờ trà xanh
» Những loại trái cây giúp thân hình thon thả
» Công dụng của củ gừng

7 cách làm món trứng tráng ngon lại tốt cho vóc dáng

Tuy nhiên, nếu không để ý khi chế biến, món trứng tráng sẽ chứa rất nhiều calo khiến bạn vô tình phá hỏng vòng eo thon. Dưới đây là một số lưu ý  khi ăn và thực hiện món ăn đơn giản này để nó hài hòa với chế độ ăn lành mạnh của bạn:
xem thêm »

Cơm chiên cá hồi xé

Cơm chiên cá hồi xé với vị tươi ngọt của cá hồi sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm thú vị khi thưởng thức món ăn này.

» Cơm chiên trứng muối
» Cơm chiên cua
» Cơm tấm sườn không nướng

NGUYÊN LIỆU

- Cơm trắng: 1 đĩa
- Cá hồi fi lê: 200 gr
- Ớt bột: 5 gr
- Hành lá: 10 gr
- Dầu ăn
- Gia vị: 2 thìa cà phê tỏi băm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê muối

Cách làm món Cơm chiên cá hồi xé ngon
Cơm chiên cá hồi xé
xem thêm »

Cơm chiên trứng muối

Cơm trứng muối vàng ươm, bùi, béo, thật hấp dẫn. Thỉnh thoảng làm món này đổi bữa cho cả nhà cũng rất ngon đấy các bạn ạ.

» Cơm chiên cua
» Cơm tấm sườn không nướng
» Cơm chiên dứa sò điệp

NGUYÊN LIỆU

- Trứng vịt muối: 3 quả
- Trứng cút: 5 quả
- Rau củ (đậu cô ve, cà rốt, đậu Hà Lan): 100 gr
- Hành tím: 1 củ
- Cơm trắng: 1 đĩa
- Hành lá: 10 gr
- Rau mùi: 1 ít
- Dầu ăn
- Gia vị: Hạt nêm, mì chính, tiêu xay.

Cách làm món Cơm chiên trứng muối ngon
Cơm chiên trứng muối
xem thêm »

Cơm chiên cua

Cơm chiên cua khá lạ miệng và ngon, thêm vài lát dưa chuột, cà chua thái mỏng đi kèm nữa thị tuyệt!

» Cơm tấm sườn không nướng
» Cơm chiên dứa sò điệp
» Cơm chiên hải sản

NGUYÊN LIỆU

- Thịt cua:100 gr
- Cơm trắng: 1 đĩa
- Trứng gà: 2 quả
- Hành lá: 10 gr
- Rau mùi
- Tỏi: 3 tép
- Dầu ăn: 2 thìa
- Gia vị: 1 nhúm hạt tiêu trắng,  10 gr mì chính, 15ml xì dầu, muối vừa đủ, mỡ tỏi.

Cách làm món Cơm chiên cua ngon
Cơm chiên cua
xem thêm »

Chè đậu

Mùa hè nóng nảy như thế này có có ly chè đậu, chút đá nhuyễn để giải nhiệt thì còn gì bằng nữa. Cách làm cũng đơn giản, cùng bắt đầu nào các bạn.

NGUYÊN LIỆU

- Đậu đen: 200 gr
- Đậu đỏ: 100 gr
- Mật mía: 300 ml
- Lá dứa: 1 nắm
- Gừng tươi: 1 nhánh nhỏ
- Đá
Cách nấu Chè đậu đen đậu đỏ ngon
Chè đậu đen, đậu đỏ
xem thêm »

Sườn non rang thính

Sườn non rang thính là món ăn lạ miệng, rất ngon, thỉnh thoảng các bạn nên làm để đổi bữa cho cả nhà.

» Sườn sốt tàu xì

NGUYÊN LIỆU

- Sườn non: 500 gr
- Gạo nếp: 50 gr
- Gạo: 50 gr
- Muối: 10 gr
- Hoa hồi: 2 cánh
- Ớt tươi: 1 quả
- Tỏi khô: 3 tép
- Sả: 1 củ
- Hành lá: 20 gr
- Bột bắp: 100 gr
- Gia vị: dầu hào:  1 thìa canh dầu hào; 1 thìa cà phê nước tương; 1 chút tiêu;1 chút đường; 1 chút muối.

Cách làm món Sườn non rang thính ngon
Sườn non rang thính
xem thêm »

Sườn sốt tàu xì

Sườn sốt tàu xì có chút đậm đà từ gia vị, thêm chút tàu xì và không thể thiếu vị thơm nồng từ hạt tiêu, vị cay từ trái ớt làm cho món ăn  dường như thấm vị và lan tỏa thêm.

» Gỏi mướp đắng tai heo

NGUYÊN LIỆU

- Sườn lợn: 800 gr
- Trứng gà: 1 quả
- Hành tây: 1/2 củ
- Dưa chuột: 1 quả
- Ớt chuông: 1/2 quả
- Dầu ăn: 200 ml
- Gừng: 1 mẩu nhỏ
- Xì dầu: 20 ml
- Tàu xì: 50 gr
- Tỏi băm: 1 thìa cà phê
- Bột bắp: 1 thìa cà phê
- Hạt nêm: 2 thìa
- Tiêu xay: 1/2 thìa cà phê
- Ớt xay: 1/2 thìa cà phê
- Gia vị: 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê nước màu, 1 thìa cà phê muối, 1/2 chén nước dùng.

Cách làm món Sườn heo xốt tàu xì ngon
Sườn xốt tàu xì
xem thêm »

Chè đỗ đen

Chè đỗ đen không khó nấu, nhưng để nấu được chè đỗ đên ngon và nhanh nhừ thì không phải ai cũng biết.

NGUYÊN LIỆU

- Đỗ đen: 400gr
- Đường cát
- Dừa sợi tươi
- Vani
- Bột sắn dây (nếu thích)

Cách nấu Chè đỗ đen ngon
Chè đỗ đen
xem thêm »

Salad cá ngừ

Salad cá ngừ có hàm lượng chất xơ cao, giàu vitamin, chất béo có lợi nhưng lại ít calo có tác dụng giảm cân rất tốt.

NGUYÊN LIỆU

- Xà lách carol: 1 cây
- Cá ngừ ngâm dầu: 1 hộp
- Sốt mayonnaise: 4 thìa
- Mù tạt vàng: 1 thìa
- Mật ong: 1 thìa canh
- Nước cốt chanh: 2 thìa cà phê

Cách làm món Salad cá ngừ ngon
Salad cá ngừ
xem thêm »

Chè Bột Lọc Khoai Lang Tím

Chè bột lọc khoai lang tím là món tráng miệng rất ngon lại có tác dụng thanh nhiệt rất tốt, phù hợp cho những ngày hè nắng nóng.

NGUYÊN LIỆU

- Bột lọc: 100 gr
- Khoai lang tím: 50 gr
- Lạc hạt: 50 gr
- Đường: 150 gr
- Gừng: 1 mẩu nhỏ
- Dừa nạo sợi: 15-20 gr
- Vừng rang chín: 10-15 gr

Chè Bột Lọc Khoai Lang Tím
Chè Bột Lọc Khoai Lang Tím
xem thêm »

Sườn bò hầm rau củ

Món sườn bò hầm rau củ thơm ngon, hấp dẫn và bổ dướng sẽ khiến mọi người đều thích. Tại sao các bạn không thử làm món này cho cả nhà thưởng thức nhỉ?

» Thịt Bò xào Khế

NGUYÊN LIỆU

- Sườn bò: 500 gr
- Cà rốt: 100 gr
- Khoai tây: 150 gr
- Cà chua: 100 gr
- Hành tây: 1 củ
- Hành hoa: 20 gr
- Rau mùi: 1 ít
- Gừng: 1 miếng nhỏ
- Gia vị: 1 thìa cà phê bột nêm; 2 thìa canh xì dầu; 1/2 thìa cà phê muối; 1 thìa cà phê đường, 1 thìa sốt cà chua.

Cách làm món Sườn bò hầm rau củ ngon
Sườn bò hầm rau củ
xem thêm »

Những thực phẩm khi kết hợp sẽ không tốt cho cơ thể

Những thực phẩm khi kết hợp sẽ không tốt cho cơ thể - Việc kết hợp các loại thực phẩm với nhau có thể tạo ra nhiều món ăn ngon, tuy nhiên, điều đó cũng có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của con người. Dưới đây là danh sách 9 cặp thực phẩm bạn nên tránh kết hợp với nhau.

Trái cây và bữa ăn

Những thực phẩm khi kết hợp sẽ gây hại cho cơ thể

Trái cây được tiêu hóa rất nhanh, chúng đi qua dạ dày và sau đó được hấp thụ vào ruột. Khi trái cây được kết hợp với các loại ngũ cốc, các thịt hoặc các sản phẩm sấy khô, chúng sẽ bị lưu lại trong đường tiêu hóa và bắt đầu lên men. Điều này có thể gây hại cho thành đường ruột và nhiều vấn đề liên quan khác.

Protein động vật và tinh bột 

Những thực phẩm khi kết hợp sẽ không tốt cho cơ thể

Theo ông Tara Aldar - một chuyên gia hàng đầu về sức khỏe cho rằng: việc ăn protein động vật và carbohydrate ở cùng một thời điểm có thể làm giảm chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Các enzym tiêu hóa khác nhau sẽ bị khắc chế và có thể gây ra tình trạng nóng, khó chịu và đầy hơi.

Chanh và thuốc ho

Những thực phẩm khi kết hợp sẽ không tốt cho cơ thể

Theo tạp chí Sức khỏe nam giới (Men’s Health magazine), chanh có thể có tác dụng ức chế và ngăn chặn các enzyme phân hủy, làm giảm cholesterol statin, khiến cho chất chống ho dextromethorphan có thể bị tích tụ trong máu.

Lượng statin bị giảm đi sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc. Tiến sĩ Mary Ellen Gullickson cũng cho biết những tác dụng phụ có thể bao gồm ảo giác và mất ngủ, cho nên chúng tôi khuyên bạn nên tránh dùng nước cốt chanh kết hợp với thuốc ho.

Tinh bột và cà chua 

Những thực phẩm khi kết hợp sẽ không tốt cho cơ thể

Cà chua là một loại quả có tính axit cao và có thể gây ra nhiều vấn đề khi ăn cùng với các loại tinh bột (carbohydrate) như gạo hoặc khoai lang. Đây cũng là một trong những nguy cơ gây ra chứng khó tiêu, GERD và các vấn đề tiêu hóa khác.

Trái cây và sữa chua 

Những thực phẩm khi kết hợp sẽ không tốt cho cơ thể

Kết hợp trái cây và các sản phẩm từ sữa có thể dẫn đến một tác hại khủng khiếp. Sản phẩm từ sữa có thể gây xung huyết, ngăn chặn xoang, làm gia tăng các bệnh cảm lạnh và các triệu chứng dị ứng. Khi kết hợp với trái cây các triệu chứng này có thể trở nên tồi tệ hơn.

Ngũ cốc và sữa

 Những thực phẩm khi kết hợp sẽ không tốt cho cơ thể

Đây có lẽ là một sự thật khá sốc bởi ngũ cốc và sữa là những sản phẩm quen thuộc của nhiều người trên toàn thế giới. Việc kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa carbonhydrate diễn ra nhanh chóng, dẫn đến việc cơ thể bị căng thẳng.

Đồng thời, nó cũng có thể gây đột biến lượng đường trong máu, gây ra cảm giác mệt mỏi và thèm ăn vặt hơn.

Rượu vang và bánh pudding

Những thực phẩm khi kết hợp sẽ không tốt cho cơ thể

Với những tín đồ ăn ngọt thì dạng combo ngon lành này chính là nguyên nhân gây nên tình trạng tăng cân. Rượu làm gia tăng lượng đường trong máu và làm tăng sản xuất insulin, từ đó dẫn đến tăng cân không kiểm soát.

Burger và đồ chiên 

Những thực phẩm khi kết hợp sẽ không tốt cho cơ thể

Thực phẩm được chế biến với hàm lượng chất béo cao cùng chất bảo quản và các loại hóa chất có thể tạo thành một loại than sau đó kết hợp với đường trong khoai tây chiên sẽ tạo ra các phân bào, có thể gây sưng viêm và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Bánh nướng xốp và các loại nước ép trái cây 

Những thực phẩm khi kết hợp sẽ không tốt cho cơ thể

Trên thực tế, bộ đôi này chỉ cung cấp nhiều calo và rất ít chất dinh dưỡng. Với việc bắt đầu ngày mới với bữa ăn gồm bánh nướng và nước ép trái cây, bạn sẽ bị thiếu năng lượng, có cảm giác thèm ăn vào giữa buổi chiều và gây ra cảm giác khó chịu.

Việc thiếu protein và chất xơ kết hợp với lượng đường cao sẽ làm gia tăng đột ngột lượng đường trong máu, gây hại cho cơ thể.

Vịt nấu giả cầy

Vịt nấu giả cầy mềm ngon, nóng hổi, quyện cùng hương thơm đặc trưng của riềng, vị đậm đà của mắm tôm, chút chua dịu của mẻ sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bữa cơm gia đình.

» Vịt nướng riềng mẻ
» Vịt bỏ lò
» Vịt quay

NGUYÊN LIỆU

- Vịt: 1 con
- Nghệ tươi: 10 gr
- Mắm tôm: 10 gr
- Tỏi khô: 1 củ
- Hành tím: 2 củ
- Riềng xay: 20 gr
- Mẻ ngấu: 30 gr
- Dừa tươi: 1 quả
- Chanh: 1 quả
- Rượu gừng
- Rau ngổ, mùi tau
- Dầu ăn
- Gia vị: Muối, mì chính.

Cách làm món Vịt nấu giả cầy ngon
Vịt nấu giả cầy
xem thêm »

Gà Om Xì Dầu

Gà Om Xì Dầu vàng óng, thấm đẫm nước sốt xì dầu vào từng thớ thịt, ăn cơm cơm trắng thì ngon hết sảy. Các bạn hãy làm món này để đổi bữa cho cả nhà!

» Nộm gà dưa chuột
» Mề gà nướng sả ớt
» Lòng gà xào giá, bí đỏ

NGUYÊN LIỆU

- Gà ta: ½ con
- Hành tím: 2 củ
- Gừng: 1 củ
- Hành lá: 10 gr
- Gia vị: Xì dầu, đường

Cách làm món Gà Om Xì Dầu ngon
Gà Om Xì Dầu
xem thêm »

Gỏi mướp đắng tai heo

Gỏi mướp đắng tai heo đặc trưng bởi vị giòn sật của mướp đắng, tai heo cùng với vị chua - cay - mặn - ngọt đặc trưng của món gỏi, rất tuyệt.

» Măng xào thịt
» Canh dưa leo nhồi thịt
» Chả cốm

NGUYÊN LIỆU

- Mướp đắng: 400 gr
- Tai heo: 1/2 cái
- Cả rốt: 100 gr
- Ớt sừng: 1 quả
- Ớt hiểm: 2 quủ
- Hành tím: 1 cr
- 2-3 trái mướp đắng
- Vừng trắng: 1 thìa
- Chanh: 2 quả
- Gia vị: nước mắm, dấm, đường, muối.

Cách làm món Gỏi mướp đắng tai heo ngon
Gỏi mướp đắng tai heo
xem thêm »

Măng xào thịt

Măng xào thịt đặc trưng bởi vị chua nhẹ của măng, giòn giòn của mộc nhĩ, mềm mại của thịt. Tất cả hòa quyện vào nhau khiến cho món ăn trở nên hấp dẫn.

» Canh dưa leo nhồi thịt
» Chả cốm
» Sườn non nấu giả cầy

NGUYÊN LIỆU

- Măng tươi: 200 gr
- Thịt nạc thăn: 200 gr
- Mộc nhĩ: 3 gr
- Hành khô: 1 củ
- Hành hoa: 10 gr
- Ớt chuông Đà Lạt: ½ quả
- Dầu ăn
- Gia  vị: Bột canh, bột nêm, dầu, hạt tiêu.

Cách làm món Măng xào thịt ngon
 Măng xào thịt
xem thêm »

Cách làm kem bơ ngọt ngậy

Cách làm kem bơ không khó, quan trọng là các bạn tìm được quả bơ nếp thì món kem sẽ thơm ngon hơn.

» Kem kiwi xanh mát
» Kem bí ngô hương vani thơm ngọt
» Cách làm kem hương chanh

NGUYÊN LIỆU
- Bơ: 2 quả lớn
- Sữa tươi không đường: 250 ml
- Đường: 180 gr
- Kem tươi: 300 ml
- Nước cốt chanh: 10 ml
- Muối: 5 gr

Cách làm kem bơ ngọt ngậy
Kem bơ ngọt ngậy
xem thêm »